╝••—¤╝(¯`o´¯) —Gia Tôc Mạc«— (¯`o´¯)╝¤—••╝
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

╝••—¤╝(¯`o´¯) —Gia Tôc Mạc«— (¯`o´¯)╝¤—••╝

GIATOCMAC.TK
 
Trang ChínhLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập

 

 Phân tích văn 12 Bài " Phân tích bài thơ "SÓNG" của nhà thơ Xuân Quỳnh "

Go down 
Tác giảThông điệp
nh0k.bim
Admin
nh0k.bim


Tổng số bài gửi : 145
Join date : 10/12/2010
Age : 29
Đến từ : Ben Tre City

Phân tích văn 12 Bài " Phân tích bài thơ "SÓNG" của nhà thơ Xuân Quỳnh " Empty
Bài gửiTiêu đề: Phân tích văn 12 Bài " Phân tích bài thơ "SÓNG" của nhà thơ Xuân Quỳnh "   Phân tích văn 12 Bài " Phân tích bài thơ "SÓNG" của nhà thơ Xuân Quỳnh " I_icon_minitimeThu Dec 16, 2010 5:27 pm

Xưa nay chúng ta từng nghe người con trai nói yêu người con gái đến nỗi nọ nỗi kia, chứ chúng ta đã được nghe người con gái nói yêu người con trai đến nỗi nào đâu? Nếu có hoạ chăng mới nghe trong ca dao:

"Đêm bao nằm lưng chẳng đến giường

Trông trời mau sáng ra đường gặp anh"

Hay là:

"Thấy anh như thấy mặt trời

Chói chang khó ngó, trao lời khó trao"

Bây giờ mới có Xuân Quỳnh. Nữ sĩ đã diễn tả khát vọng tình yêu một cách chân thành, hồn nhiên trong hình tượng: Sóng.

Với hình tượng Sóng, Xuân Quỳnh tìm được một hình ảnh của "thiên địa đa tình" để phô diễn tình yêu dào dạt, mênh mông trường cửu của mình.

Xuân Quỳnh khéo léo gợi hình tượng sóng bằng nhạc. Câu thơ năm chũ thích hợp với nhịp điệu sóng trùng điệp, miên man. Những từ ý nghĩa trái ngược nhau lại được sắp xếp theo từng cặp, vừa thể hiện được nhịp sóng, bản chất của sóng và cũng gợi tình yêu đôi lứa, những thay đổi thất thường trong tâm hồn trẻ:

"Dữ dội và dịu êm

Ồn ào và lặng lẽ"

Những câu thơ cũng đi theo từng cặp, tràn từ câu này sang câu khác, phô diễn được hai mặt hình tượng sóng, sóng biển và sóng lòng:

"Sóng bắt đầu từ gió

Gió bắt đầu từ đâu?"

Hay là:

"Con sóng dưới lòng sâu

Con sóng trên mặt nước"

Hình tượng sóng luôn luôn biến hoá. Mọi biểu hiện cụ thế của sóng tương hợp với mỗi trạng thái tâm hồn của người con gái.

Biểu hiện này của sóng đầy nữ tính: "dữ dội và dịu êm, ồn ào và lặng lẽ", từ cực này sang cực khác như tâm tình, tính khí của người con gái đang yêu (hay ít ra thì cũng là người con gái Xuân Quỳnh đang yêu)

Mượn biểu tượng sóng, Xuân Quỳnh diễn tả khát vọng của tình yêu. Song không chịu nổi khuôn khổ chật hẹp gò bó của sông, sóng đã tìm ra biển cả:

"Sóng không hiểu nổi mình

Sóng tìm ra tận bể"

"Ra tận bể" sóng mới thể hiện hết mình, sóng mới "dữ dội và dịu êm", sóng mới vô hạn vô hồi. Xuân Quỳnh cũng đã từ bỏ hôn nhân tìm đến tình yêu.

Mượn biểu tượng sóng, Xuân Quỳnh muốn diễn tả nhận thức về điều kỳ diệu của tình yêu:

"Sóng bắt đầu từ gió

Gió bắt đầu từ đâu?

Em cũng không biết nữa

Khi nào ta yêu nhau"

Chỉ biết rằng khát vọng tình yêu nó da diết, nó bồi hồi, nó vĩnh hằng trong lồng ngực trẻ như sóng vĩnh hằng trong lòng biển cả.

"Ôi con sóng ngày xưa

Và ngày sau vẫn thế

Nỗi khát vọng tình yêu

Bồi hồi trong ngực trẻ"

Sóng là nỗi nhớ thao thức trong lòng. Nó ẩn "dưới lòng sông sâu", nó hiện "trên mặt nước", nó trường cửu với thời gian:

"Con sóng dưới lòng sâu

Con sóng trên mặt nước

Ôi con sóng nhớ bờ

Ngày đêm không ngủ đựơc"

Mượn biểu tượng sóng, Xuân Quỳnh còn biểu hiện đựơc nỗi băn khoăn trước cái hữu hạn của đời người và cái vô hạn của tình yêu:

"Làm sao được tan ra

Thành trăm con sóng nhỏ

Giữa biển lớn tình yêu

Để ngàn năm còn vỗ"

Hình tượng sóng thể hiện được tâm hồn trẻ trung, sôi nổi, mãnh liệt của Xuân Quỳnh. Một tâm hồn khao khát tự do, không chịu nổi khuôn khổ chật hẹp, tìm đến biển lớn của tình yêu. Một cô gái thích yêu chứ không phải thích đựơc yêu, thích xê dịch – xê dịch để tìm thuỷ chung. Quan niệm tình yêu của Xuân Quỳnh mới mẻ, táo bạo, nhưng không hoàn toàn thoát ly khỏi truyền thống đạo lý của dân tộc.

Về cách biểu hiện bằng những cặp biểu tượng thì không phải là sáng tạo riêng của Xuân Quỳnh. Thuyền và Biển, Bến và Đò, Sóng và Bờ, Bướm và Hoa, Nước và Non… những cặp biểu tượng đó, chúng ta đã từng gặp trong văn học quá khứ. Nhưng điều khác lạ, khác thường là những biểu tượng động, dữ dội, xê dịch lại là nữ (Xuân Quỳnh xiết bao!); không như trong thơ ca dân gian, những biểu tượng tĩnh như Bến, Bờ, Hoa, Non… mới là hình ảnh người con gái. Cho đến Tản Đà, trong bài thơ "Thề non nước", một trong những bài thơ tiêu biểu cho tinh thần Tản Đà mà hình ảnh Non vẫn giành cho người con gái:

Non cao những ngóng cùng trông

Suối khô dòng lệ chờ mong tháng ngày

Xương mai một nắm hao gầy

Tóc mây một mái đã đầy tuyết sương.

Mặc dù có tinh thần lãng mạn, Tản Đà vẫn nằm trong phạm trù cổ điển là vậy. Tất nhiên giữa Tản Đà và Xuân Quỳnh có một khoảng cách thời gian non nửa thế kỷ và một cuộc cách mạng giải phóng phụ nữ. Như vậy là Xuân Quỳnh đã đảo lộn vai trò. Những nhà thơ nữ có tình cảm lớn thường đảo lộn vai trò như vậy. Từ Hồ Xuân Hương đến Xuân Quỳnh… và họ đều tạo ra sức hấp dẫn riêng.
Về Đầu Trang Go down
https://giatocmac.forumvi.com
 
Phân tích văn 12 Bài " Phân tích bài thơ "SÓNG" của nhà thơ Xuân Quỳnh "
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Văn học 12 " Phân tích hình tượng sóng trong bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh "
» Phân tích văn 12 Bài " Việt Bắc - Tố Hữu "
» Phân tích văn học 12 "Phân tích bài "Đất nước" (trích trường ca Mặt đường khát vọng) của Nguyễn Khoa Điềm "
» Văn học 11 phân tích xuân tóc đỏ
» Phân tích văn 12 Bài " Cảm nhận về truyện ngắn "Chiếc thuyền ngoài xa" của Nguyễn Minh Châu "

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
╝••—¤╝(¯`o´¯) —Gia Tôc Mạc«— (¯`o´¯)╝¤—••╝  :: ...:::Tui là học sinh:::... :: ...:::Tài liệu tổng hợp:::... :: Môn văn-
Chuyển đến